Giải thưởng thường niên ARCASIA nhằm ghi nhận và tôn vinh những công trình kiến trúc mẫu mực, đề cao tinh thần châu Á, khuyến khích sự phát triển và cải thiện môi trường xây dựng trong khu vực, từ đó nâng cao nhận thức về vai trò của mỗi KTS trong bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa của các nước châu Á hiện nay.
Giải thưởng cũng nhằm mục đích chứng minh một kiến trúc hoàn thiện là kiến trúc tác động tích cực đến con người, môi trường và sự phát triển thể chất, không bất đồng với các giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc hoặc môi trường tự nhiên của các nước đang phát triển ở châu Á.
Hội đồng Ban giám khảo được ARCASIA đề cử, bao gồm các KTS hàng đầu châu Á cũng như những người có chuyên môn trong nhiều lĩnh vực sẽ đưa ra đánh giá khách quan và tìm ra người chiến thắng giải thưởng.
Giải thưởng được chia thành 6 hạng mục. Cụ thể:
Hạng mục A: Công trình nhà ở
· A-1: Nhà ở đơn lập: Nhà ở đơn lẻ
· A-2: Tổ hợp nhà ở/chung cư: Căn hộ nhiều tầng, chung cư, nhà ở xã hội, ký túc xá…
Hạng mục B: Công trình Công cộng
· B-1: Công trình thương mại: Tòa nhà văn phòng, không gian làm việc chung, khu phát triển thương mại hỗn hợp
· B-2: Công trình nghỉ dưỡng: Các khu nghỉ dưỡng, khu giải trí, khách sạn…
· B-3: Công trình công sở/xã hội: Các tòa nhà công sở, trường học, bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khỏe…
· B-4: Công trình văn hóa – xã hội: Các tòa nhà tôn giáo, trung tâm cộng đồng, viện bảo tàng, trung tâm biểu diễn nghệ thuật…
· B-5: Công trình chuyên dụng: Khu liên hợp thể thao, sân vận động, sân bay, ga tàu, bến cảng…
Hạng mục C: Công trình công nghiệp
Các cơ sở sản xuất và nhà kho
Hạng mục D: Công trình bảo tồn
· D-1: Các dự án trùng tu lịch sử nhằm bảo tồn hoặc khôi phục di sản kiến trúc của các nước châu Á
· D-2: Các dự án tái sử dụng thích ứng nhằm bảo tồn hoặc khôi phục di sản kiến trúc của các nước châu Á
Hạng mục E: Phát triển tổng hợp
Các dự án phát triển hỗn hợp bao gồm ít nhất 3 hạng mục hoặc tiểu hạng mục từ các hạng mục A, B, C, D trên đây.
Giải thưởng đặc biệt
Ban giám khảo sẽ đánh giá về trách nhiệm với xã hội, tính bền vững của tất cả dự án và trao giải thưởng Kiến trúc có trách nhiệm xã hội và Kiến trúc bền vững bằng bộ tiêu chí cho giải thưởng đặc biệt.
Giải đặc biệt có thể trao cho các công trình đã chiến thắng ở các hạng mục khác. Ngoài ra, các dự án lọt vào danh sách giải thưởng đặc biệt có thể yêu cầu hỗ trợ thêm thông tin để đánh giá khách quan hơn.
– Tính hòa nhập xã hội:
· Đối tượng tiếp cận rộng
· Thiết kế mang tính toàn cầu
· Chăm sóc, hỗ trợ cho những người dễ bị tổn thương hoặc thiệt thòi, bao gồm bình đẳng giới
– Mang lại tác động tích cực ngoài kiến trúc liên quan đến:
· Tài nguyên thiên nhiên
· Bình đẳng xã hội, các hệ giá trị
· Chính sách và lập pháp
· Kinh tế địa phương và việc làm
· Hệ sinh thái và cơ sở hạ tầng đô thị
· Quan hệ đối tác và các bên liên quan
– Có tác động tích cực đến các nhu cầu địa phương:
. Khả năng phục hồi sau thiên tai
· Chất lượng địa điểm/không gian: thoải mái, dễ sử dụng
· Thiết kế gắn bó tinh tế với văn hóa
· Các giải pháp hiệu quả về chi phí
· Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khan hiếm tại địa phương
· Quá trình thiết kế và xây dựng tích cực
· Lựa chọn vật liệu, hệ thống xây dựng và thiết bị phù hợp
· Kỹ thuật xây dựng hiệu quả
– Cam kết và hiệu suất bền vững:
· Cam kết chiến lược chống biến đổi khí hậu
· Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan để xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng phục hồi, thúc đẩy thiết kế bền vững và toàn diện, thực hiện các đánh giá về mức độ hài lòng của người dùng và hiệu quả của các biện pháp thiết kế bền vững
· Thiết kế truyền cảm hứng và thúc đẩy các nguyên tắc về tính bền vững, xem xét độ bền, tính linh hoạt, khả năng thích ứng dài hạn
– Chất lượng môi trường và sức khỏe:
· Chất lượng môi trường ngoài trời và trong nhà giúp tăng cường sức khỏe và hạnh phúc thông qua mối quan hệ giữa kiến trúc và ánh sáng, tầm nhìn, nước, không khí và khả năng tiếp cận.
· Chất lượng môi trường xây dựng có giá trị trong các khía cạnh sinh thái, văn hóa, xã hội của khu vực
– Bảo tồn tài nguyên:
· Thiết kế thúc đẩy các kết quả hướng tới giảm lượng khí thải carbon và sử dụng sáng tạo các nguồn năng lượng tái tạo
· Thiết kế phản ánh việc giảm thiểu tiêu thụ vật liệu và tài nguyên
· Thiết kế áp dụng quản lý chất thải hiệu quả, giảm thiểu vật liệu, chất thải gây ô nhiễm môi trường.
* Tùy từng thời điểm, Hội đồng có thể quyết định tăng hoặc giảm các hạng mục này.
Đối tượng tham gia:
– Các KTS hoặc công ty kiến trúc đã đăng ký hành nghề tại các nước thành viên ARCASIA có các dự án ở bất kỳ đâu trên thế giới.
– KTS hoặc công ty kiến trúc đã đăng ký hành nghề từ mọi nơi trên thế giới cho các dự án trong các nước thuộc ARCASIA.
Điều kiện tham gia:
Tất cả bài dự thi yêu cầu tài liệu bằng tiếng Anh. Trong quá trình xem xét, Hội đồng có quyền loại bỏ bất cứ bài thi nào không đủ điều kiện do hỗ trợ không đầy đủ tài liệu hoặc kê khai không trung thực.
Các điều kiện đáp ứng giải thưởng bao gồm:
– Công trình, dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động ít nhất 2 năm trước ngày ARCASIA AWARDS mở cổng nhận bài dự thi
– Không nhận bài dự thi đối với các thành viên của Ban giám khảo, đối tác kinh doanh của họ hoặc các đối tác kinh doanh cũ, các nhân viên trong vòng 3 năm hoặc các thành viên của gia đình trực hệ
– Không có dự án nào nhận nhiều hơn một giải thưởng ARCASIA (trừ các giải đặc biệt)
– Mỗi giải thưởng chỉ được ghi nhận cho (các) KTS chính đã đăng ký hợp pháp dự án và/hoặc công ty của họ, tổng cộng tối đa 3 bên.
Các tác phẩm do Ban giám khảo lựa chọn sẽ được trao Huy chương vàng công nhận ARCASIA AWARD ARCHITECTURE cho mỗi hạng mục. Tuy nhiên, Ban giám khảo có quyền không trao giải thưởng một hạng mục bất kỳ hoặc tất cả các hạng mục.
Sau khi đánh giá các dự án hoặc cơ sở vật chất, Ban giám khảo sẽ xem xét sự khác biệt giữa các khu vực, đặc biệt về vị trí văn hóa xã hội, môi trường và tiêu chuẩn cơ sở. Mỗi bài dự thi phải có ý nghĩa về cả ý tưởng và công nghệ phù hợp bối cảnh châu Á và nhận được phản hồi tích cực của người dùng, đồng thời là nguồn cảm hứng, ít nhất là ở mỗi địa phương, quốc gia và lan tỏa toàn khu vực.
Để đánh giá toàn diện mỗi tác phẩm dự thi, cần đầy đủ các tài liệu bao gồm:
– Thông tin chi tiết ứng viên
– Chứng nhận hành nghề, tài liệu đăng ký với ủy ban/cơ quan theo quy định (dịch sang tiếng Anh nếu có)
– Bản mô tả chi tiết dự án
– Hồ sơ bản vẽ
– Tài liệu chụp ảnh kèm văn bản giải thích bằng tiếng Anh
* Tất cả các hồ sơ, tài liệu, bản mô tả, chú thích, giải thích… bắt buộc bằng tiếng Anh.
* Các hồ sơ tài liệu được đăng tải cần đảm bảo hợp pháp và bản quyền.
– Mỗi KTS có thể gửi một hoặc nhiều bài dự thi qua cổng website trực tuyến khi bắt đầu mở.
– Tất cả các phiếu đăng ký và hồ sơ phải nộp trực tuyến qua cổng thông tin.
– Không nhận bài qua email hay chuyển phát nhanh.
– Mỗi bài dự thi phải tuân thủ các quy định nêu trên.
– Các form mẫu do ARCASIA soạn thảo sẽ được nộp riêng cho từng dự án.
Hội đồng Ban giám khảo độc lập bao gồm:
Tổng số: 5 Giám khảo
* Thông tin Ban giám khảo sẽ được AAA cập nhật sớm nhất
– Thông báo giải thưởng: 1/4/2021
– Thời gian mở cổng nộp hồ sơ: 15/4/2021 (23:59 pm, UTC+8)
– Hết hạn nộp hồ sơ: Đến hết ngày 15/5/2021 (23:59 pm, UTC+8)
– Thời gian giải đáp câu hỏi: Đến hết ngày 30/4/2021
– Lễ trao giải: 31/10/2021
Thông tin chi tiết tại website: http://www.arcasia.org/awards/arcasia-awards-for-architecture
Thông tin liên hệ
Ban tổ chức AAA: [email protected]
Hội KTS Việt Nam: KTS. Nghiêm Hồng Hạnh – 0904 240 240 / Email: [email protected]
Viện Kiến trúc.
Nguồn: Vienkientruc.vn