Hội thảo “Hướng đến 50 năm Kiến trúc Việt Nam 1975 – 2025” do Hội KTS Việt Nam tổ chức ngày 12/11/2021 có sự tham gia, đóng góp ý kiến của các KTS trên mọi miền Tổ quốc qua các điểm cầu trực tuyến và trực tiếp đã bước đầu làm rõ hơn về tầm vóc và định hướng thực hiện đề tài nghiên cứu tổng kết, đánh giá nửa thế kỷ kiến trúc Việt Nam sau thống nhất đất nước.
Thực hiện chương trình hoạt động toàn khóa nhiệm kỳ 2020 – 2025, Hội KTS Việt Nam tiến hành xây dựng đề cương nghiên cứu đề tài cấp quốc gia tổng kết Kiến trúc Việt Nam 50 năm 1975 – 2025. Đây là giai đoạn quan trọng trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập, đưa nước ta phát triển bền vững, tiến tới hoàn thành công nghiệp hóa – hiện đại hóa dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Với nền kiến trúc Việt Nam đương đại, giai đoạn 50 năm từ 1975 đến 2025 có nhiều tác động sâu sắc đến hoạt động kiến trúc và sáng tạo của KTS cũng như hoạt động của Hội KTS Việt Nam. Vì thế việc Hội đề xuất và tiến hành tổng kết, đánh giá nửa thế kỷ kiến trúc Việt Nam sau thống nhất đất nước là công việc hết sức quan trọng, có giá trị thực tiễn và định hướng cho phát triển kiến trúc Việt Nam và hoạt động của Hội KTS Việt Nam cho những năm tiếp theo.
Khai mạc Hội thảo, GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông, Chủ tịch Hội đồng Kiến trúc, Hội KTS Việt Nam cho biết: Nghiên cứu, tổng kết và đánh giá 50 năm Kiến trúc Việt Nam là một vấn đề lớn, liên quan đến toàn bộ các lĩnh vực hoạt động kiến trúc, vì thế đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều người. Để phục vụ hội thảo khởi động ngày hôm nay với mong muốn có được nhiều nhất ý kiến của các KTS trên cả nước, Hội đồng Kiến trúc đã mời các chuyên gia tập trung nghiên cứu bước đầu 5 lĩnh vực tiêu biểu: Quy hoạch đô thị và nông thôn, Kiến trúc công cộng, Kiến trúc nhà ở, Bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị, Lý luận và phê bình kiến trúc; đồng thời mới các KTS, chuyên gia trên cả nước tham gia viết bài.
Trong khuôn khổ Hội thảo, các diễn giả đã nêu lên vấn đề và khơi gợi nội dung thảo luận về đề tài: “Kiến trúc công cộng Việt Nam giai đoạn 1975 – 2021”, “Quy hoạch đô thị và nông thôn Việt Nam 1975 – 2021” và “Dự thảo Đề cương tổng kết 50 năm Kiến trúc Việt Nam 1975 – 2025”.
Ở đề tài “Kiến trúc công cộng Việt Nam giai đoạn 1975 – 2021”, GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi đã khẳng định, Kiến trúc công cộng là một mảng quan trọng trong lĩnh vực kiến trúc và khái quát về Kiến trúc công cộng Việt Nam qua 4 yếu tố:
Năm 1975 mở đầu giai đoạn thống nhất đất nước.
Năm 1986 là một dấu mốc quan trọng của sự bắt đầu nền kinh tế thị trường.
Ở lĩnh vực quy hoạch đô thị và nông thôn, Ths.KTS Lã Thị Kim Ngân cũng cho rằng đây là lĩnh vực lớn, có rất nhiều biến động và chịu ảnh hưởng từ những biến đổi kinh tế – xã hội, môi trường, luật pháp…
Sau khi nêu ra những hạn chế và thành tựu nổi bật trong công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn tại Việt Nam giai đoạn 1975 – 2025, Ths.KTS Lã Thị Kim Ngân đặt ra các nội dung cần nghiên cứu, trao đổi:
Sau những những suy nghĩ, kiến giải khởi đầu từ những góc nhìn cá nhân của các KTS, GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông đã trình bày Dự thảo Đề cương tổng kết 50 năm Kiến trúc Việt Nam 1975 – 2025, trong đó nhấn mạnh 9 vấn đề chính trong nội dung nghiên cứu: Tổng quan Kiến trúc Việt Nam trước 1975, Kiến trúc Việt Nam 1975 – 2025, Đội ngũ KTS, Hoạt động Hội KTS Việt Nam, Môi trường hành nghề và vị thế của KTS, Đào tạo KTS, Đào tạo vì mục đích phát triển nghề nghiệp liên tục, Hợp tác quốc tế trong kiến trúc, Truyền thông kiến trúc.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thúc đẩy sáng tác kiến trúc, nâng cao nhận thức thẩm mỹ kiến trúc của cộng đồng, tạo sự kết nối giới KTS với xã hội và nâng cao trách nhiệm xã hội của KTS, hình thành tư liệu viết lịch sử Kiến trúc Việt Nam 1975 – 2025.
Trước đó, Hội KTS Việt Nam đã đã đi đầu trong việc xuất bản các tài liệu liên quan đến quá trình phát triển kiến trúc Việt Nam như: Thế hệ KTS Việt Nam đầu tiên (2008), Nửa thế kỷ Kiến trúc Việt Nam (2010), Lý luận và phê bình kiến trúc ở Việt Nam (2018)… Tuy nhiên, Hội đánh giá đây là vấn đề khó, cần tư duy tổng hợp, liên ngành; các tác phẩm đã xuất bản chủ yếu về thể loại và xu hướng kiến trúc, nghiêng về mô tả, ít phân tích, chưa khái quát thành triết lý/tư tưởng kiến trúc Việt Nam; do đó, cần xây dựng cơ sở lý thuyết Kiến trúc Việt Nam để thúc đẩy sáng tác kiến trúc.
Từ đó, Hội đặt ra vấn đề trao đổi:
1. Cần thiết tổng kết 50 năm Kiến trúc Việt Nam? Tên đề tài?
2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu có gì cần bổ sung?
3. Phương thức tổ chức nghiên cứu như thế nào?
Ở phần thảo luận mở rộng, KTS Nguyễn Văn Tất đã đóng góp ý kiến rõ hơn về một cách nhìn kiến trúc 1975 – 2025 ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Diễn giả khẳng định: Lịch sử đã để lại những tác động khách quan vào kiến trúc vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ, tiêu cực cũng như thuận lợi, ảnh hưởng nhất định vào tiến trình phát triển kiến trúc chung của cả nước giai đoạn 1975 – 2025 và đề xuất nghiên cứu đặc điểm kiến trúc vùng Nam Bộ và Nam Trung Bộ theo các giai đoạn:
Cùng với đó, Hội thảo cũng có sự tham gia đóng góp ý kiến từ đại diện các Hội KTS địa phương Long An, Lâm Đồng, Đà Nẵng, Thái Nguyên… chia sẻ về tình hình kiến trúc ở các địa phương và đề xuất xây dựng, phát triển đề tài nghiên cứu 50 năm Kiến trúc Việt Nam 1975 – 2025.
Tổng kết Hội thảo, TS.KTS Phan Đăng Sơn – Chủ tịch Hội KTS Việt Nam nêu quan điểm: Bên cạnh việc xác định kiến trúc Việt Nam 50 năm qua đã làm được gì, chưa đạt được gì, cần đi thẳng vào các vấn đề pháp lý, cơ chế chính sách, môi trường hoạt động có gì thuận lợi, bất cập. Đồng thời, các chương trình nghiên cứu, phê bình phải gắn với chương trình phản biện xã hội bởi phản biện xã hội là nhiệm vụ quan trọng của Hội, gắn với sự phát triển đất nước.
Chủ tịch Hội KTS Việt Nam nhấn mạnh: “Chương trình nghiên cứu 50 Kiến trúc Việt Nam sẽ rà soát toàn diện các yếu tố cần thiết. Cách tiến hành là huy động sự tham gia của KTS trên toàn quốc. Với các vấn đề về kiến trúc địa phương, lực lượng khảo sát chính và đề xuất chính là lực lượng KTS địa phương. Chúng ta cần huy động sức mạnh tập thể để thực hiện các nội dung nghiên cứu một cách hiệu quả, tạo nên bức tranh kiến trúc trung thực nhất, đồng thời gắn kết các KTS vùng miền”.
Theo Kienviet.net.
Viện Kiến trúc.
Nguồn: Vienkientruc.vn