THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Giai đoạn I: từ tháng 6/2020-3/2021
Giai đoạn II: từ tháng 3/2021-12/2021
Họ và tên: Lã thị Kim Ngân
Chức vụ: Phó viện trưởng phụ trách Viện kiến trúc- Hội KTSVN
Cơ quan: Hội Kiến trúc sư Việt Nam, 40 Tăng bạt Hổ, Hà Nội
Điện thoại: (+84.4) 39348245
Địa chỉ: 40 tăng bạt Hổ, Hà Nội
Họ và tên thủ trưởng tổ chức: TS.KTS Phan Đăng Sơn, Chủ tịch HKTSVN.
SỰ CẦN THIẾT, Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
Đô thị hóa phát triển với tốc độ nhanh, không chỉ về số lượng hơn 800 đô thị, mà theo đó là diện tích sử dụng đất, đô thị hóa các quần cư nông nghiệp, làng xóm ven đô, là xu hướng đô thị hóa nhiều vùng nông thôn. Kiến trúc đô thị đang từng ngày hiện diện trong các khu vực nông thôn. Phố hóa, bê tông hóa, chia lô…đang che lấp dần cấu trúc làng xã, cấu trúc nhà ở sân trước vườn sau, sân đình, giếng nước, cây đa,,,,
Kiến trúc nông thôn đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường cảnh quan, thiên tai và biến đổi khí hậu. Thiết kế kiến trúc và đặc biệt những giá trị cần được bảo tồn và phát huy đang từng ngày bị lãng quên, đánh mất và xa dần với những giá trị của kiến trúc truyền thống; Thực tế, nhiều năm qua kiến trúc nông thôn thực sự chưa được quan tâm, chưa có những hướng dẫn để người dân có thể cảm thụ được những giá trị về thẩm mỹ, để có thể tự mình tạo nên những công trình phù hợp với điều kiện tự nhiên của nơi ở, điều kiện kinh tế, điều kiện xây dựng, khả năng chống chịu với thiên tai …
Không thiếu những công trình kiến trúc đã biết khai thác vận dụng thành công các giá trị kiến trúc truyền thống lại rất hiệu quả trong các dự án phát triển dịch vụ du lich nghỉ dưỡng, resort, spa…Theo đó,tạo nên cá tính, sự khác biệt của công trình, đồng thời bảo tồn giữ gìn và phát huy được những giá trị kiến trúc truyền thống.
Vậy, vấn đề của kiến trúc nông thôn hiện nay rất cần các Kiến trúc sư nghiên cứu, tổng hợp, hướng dẫn, thuyết phục cộng đồng nông thôn biết lựa chọn những giá trị kiến trúc, những giải pháp thiết kế, xây dựng phù hợp với nơi ở cụ thể của từng khu vực vùng miền.
Sổ tay kiến trúc nông thôn, sẽ là một trong những công cụ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ lựa chọn các giải pháp thiết kế, xây dựng, và quảng bá tuyên truyền những công trình kiến trúc mang sắc thái bản địa đến với người dân.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
1.1. Tập hợp các giải pháp thiết kế, xây dựng công trình kiến trúc Nông thôn điển hình, cho các vùng/miền đặc trưng; các khu vực dễ bị tổn thương do thiên tai ở Việt Nam.
1.2. Xuất bản sổ tay Kiến trúc Nông thôn, phục vụ cộng đồng. Góp phần từng bước dẫn hướng cộng đồng chung tay xây dựng kiến trúc nông thôn ngày càng có bản sắc và văn minh.
1.3. Cung cấp những kiến thức cơ bản, để người dân có cơ sở tự lập kế hoạch, tự thực hiện xây dựng một ngôi nhà ở nông thôn, phù hợp với luật pháp về xây dựng, văn hóa, truyền thống và các tiêu chí Kiến trúc Xanh Việt Nam.
GIAI ĐOẠN I – TẬP I
CẤU TRÚC SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG NHÀ Ở NÔNG THÔN TẠI VIỆT NAM
Lời mở đầu
Phần I: Những vấn đề chung
1.1. Đối tượng và phạm vi áp dung
1.2. Các khái niệm và từ ngữ viết tắt
1.3. Cơ sở xây dựng sổ tay
1.4. Phương pháp xây dựng sổ tay
Phần II: Sổ tay hướng dẫn xây dựng nhà ở nông thôn Việt Nam
2.1. Nguyên tắc chung
2.2. Lựa chọn đất xây dựng
2.3. Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình
2.4. Hướng dẫn lập thiết kế công trình
2.5. Thực hiện xây dựng và Giám sát quá trình xây dựng
2.6. Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp công trình
2.7. Xây dựng công trình trong một số khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai
Phần III: Giới thiệu một số giải pháp thiết kế XD nhà ở nông thôn tại Việt Nam.
3.1. Nhà sàn
3.2. Nhà tường dầy
3.3. Nhà có không gian mở
3.4. Nhà nền cao
3.5. Nhà có nhiều lớp, có sân giữa
3.6. Một số giải pháp thiết kế XD nhà ở nông thôn trong điều kiện kỹ thuật hiện nay.
3.7. Một số giải pháp thiết kế XD nhà ở Nông thôn theo tiêu chí Kiến trúc Xanh Việt Nam của HKTSVN.
Phần V: Tài liệu tham khảo
GIAI ĐOẠN II – TẬP II
CẤU TRÚC SỔ TAY HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Lời mở đầu
Phần I: Những vấn đề chung
1.1. Đối tượng và phạm vi áp dung
1.2. Các khái niệm và từ ngữ viết tắt
1.3. Cơ sở xây dựng sổ tay
1.4. Phương pháp xây dựng sổ tay
Phần II: Sổ tay hướng dẫn thiết kế xây dựng công trình công cộng (CTCC) ở nông thôn Việt Nam
2.1. Nguyên tắc chung
2.2. Lựa chọn đất xây dựng
2.3. Chuẩn bị đầu tư xây dựng công trình
2.4. Hướng dẫn lập thiết kế công trình
2.5. Thực hiện xây dựng và Giám sát quá trình xây dựng
2.6. Bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa, nâng cấp công trình
2.7. Xây dựng công trình trong một số khu vực chịu ảnh hưởng bởi thiên tai
Phần III: Hướng dẫn lựa chọn các giải pháp hoặc mẫu thiết kế công trình công cộng (CTCC) ở nông thôn Việt Nam.
4.1. Một số giải pháp thiết kế CTCC thích ứng với điều kiện thời tiết và địa hình đặc trưng.
4.2. Một số giải pháp thiết kế CTCC theo tiêu chí KTXVN của HKTSVN (Kế thừa và kiến trúc truyền thống; Sáng tạo; Thông gió và chiếu sáng tự nhiên; Tiết kiệm năng lượng; Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường; Khả năng điển hình hóa)
4.3. Một số giải pháp thiết kế CTCC trong khu vực chịu ảnh hưởng bởi lụt bão cao / Khả năng thích ứng BĐKH;
Phần IV: Giới thiệu các mẫu thiết kế xây dựng CTCC phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng khu vực vùng miền và tiêu chí KTXVN của HKTSVN.
Phần V: TÀI LIỆU THAM KHẢO
Viện Kiến trúc.